Cấu tạo chính để tạo nên một bộ PC

Đăng bởi Lê Thừa Quang Huy vào lúc 29/06/2022

Qua bài viêt lần trước chúng  tôi hy vọng bạn có thể chọn cho mình một con máy phù hợp với bản thân. Đến với bài viết ngày hôm nay chúng tôi sẽ giải đáp một phần thắc của mọi người về các bộ phận để tạo nên một bộ máy PC có thể hoạt động được.

Có lẽ đây là kiến thức vỡ lòng và là những bài blog đầu tiên nên có nhưng do sơ xuất mặt ý tưởng nên giờ mới xuất hiện.

Vâng! và giờ chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu vào vấn đề chính các thành phần để tạo nên một bộ PC có thể hoạt động. 

Cách thành phần chính để tạo nên một bộ PC

Để nói về các thành phần PC thì một bộ PC hoàn chỉnh có đến cả trăm linh kiện khác nhau, tuy nhiên chúng ta không cần tìm hiểu quá sâu về từng linh kiện một mà chỉ cần tập chung vào các linh kiện quang trọng như: CPU, RAM, Ổ cứng, Bộ nguồn, Card đồ họa, Manboard, màn hình.

1. CPU

CPU (Central Processing Unit) hay còn gọi là Chíp hoặc vi xử lý, là bộ xử lý trung tâm.

Đây là một bộ phận cực kỳ quan trọng trong máy tính, máy bạn mạnh hay yếu là do loại CPU mà bạn chọn, chính vì thế mà đây là linh kiện đắt đỏ nhất trong máy tính.

CPU được ví như bộ não của con người vì nó sẽ giúp máy tính xử lý tất cả các thông tin từ trong ra ngoài, từ ngoài vào trong, thực hiện các câu lệnh của chương trình máy tính bằng cách thực hiện các phép tính số học, logic, so sánh và các hoạt động nhập/xuất dữ liệu cơ bản do mã lệnh chỉ ra. Vì thế mọi hành động đều phải thông qua CPU rồi mới hiển thị ra màn hình Desktop.

2. RAM 

RAM (Random Access Memory)  hay còn gọi là bộ nhớ tạm thời,giúp lưu trữ thông tin hiện hành để CPU có thể truy xuất và xử lý. RAM không thể lưu trữ được dữ liệu khi mất nguồn điện cung cấp. Nếu như thiết bị bị mất nguồn, tắt máy thì dữ liệu trên RAM sẽ bị xóa.

RAM cũng là một trong những bộ phận rất quan trọng trong máy tính và nó cũng ảnh hưởng rất nhiều đến tốc độ và hiệu suất làm việc của máy tính.

Cơ chế hoạt động của Ram nói dễ hiểu như sau, khi bạn mở một ứng dụng trên máy, ữ liệu của phần mềm sẽ được truyền từ ổ cứng và lưu trữ tại RAM, lúc này CPU sẽ truy xuất và lấy dữ liệu từ RAM để hiển thị vào đáp ứng lại thao tác của người dùng. Bỡi vậy Ram sinh ra để chia sẽ bớt gánh nặng cho CPU, giúp CPU không bị quá tải.

Dung lượng của RAM càng lớn thì lưu trữ được càng nhiều thông tin và đồng nghĩa với việc bạn sẽ xử lý và làm nhiều việc cùng một lúc hơn.

3. Ổ cứng

Ổ cứng là bộ nhớ của máy tính, là thiết bị dùng để lưu trữ dữ liệu trong máy của bạn. Kể cả hệ điều hành của bạn cũng được lưu trong thiết bị này.

Có 2 loại ổ cứng thông dụng mà chúng ta thường sử dụng hiện nay đó là ổ HDD và ổ cứng SSD. Bạn có thể tìm hiểu sự khác nhau của 2 loại ổ này thông qua bài viết này: ổ cứng là gì, phân loại ổ cứng

4. Bộ nguồn 

Bộ nguồn (Power Supply hay PSU) là một phần cực kỳ quan trọng giúp cung cấp năng lượng cho toàn bộ các chi tiết phần cứng hoạt động ổn định và nó được ví như trái tim của con người, nhưng lại bị nhiều bạn chủ quan nhất.

Bộ nguồn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất làm việc của máy tính và tuổi thọ của máy.

Không giống với các thiết bị khác, máy tính của chúng ta sử dụng dòng điện 1 chiều (DC) để cung cấp điện năng cho các linh kiện.

Chính vì vậy, bộ nguồn sẽ có nhiệm vụ chuyển hóa dòng điện xoay chiều (AC) thành dòng điện 1 chiều để sử dụng.

Một khi dòng điện quá mạnh thì sẽ gây hư hại cho máy tính hoặc nếu như dòng điện quá thấp thì cũng dẫn đến hiện tượng thiếu hụt điện năng cho các linh kiện bên trong và cũng gây nên tình trạng chập chờn, máy Khởi động lại liên tục, tắt máy đột ngột và có thể làm hư hại đến các linh kiện bộ phận khác.

5. Card đồ họa 

Card đồ họa (Graphics Card) hay còn gọi là Card màn hình là thiết bị chuyên xử lý các thông tin liên quan đến hình ảnh trong máy tính, cụ thể như như màu sắc, chi tiết độ phân giải, độ tương phản của hình ảnh.

Tóm tắt gọn hơn thì card đồ họa sẽ quyết định việc chơi game, xem video, học tập về đồ họa trên máy tính đó là tốt hoặc kém.

6. Mainboard

 Mainboard hay bo mạch chủ  đóng vai trò nền tảng trên máy tính, laptop có tác dụng kết nối các linh kiện bên trong thành thể thống nhất .Nó quyết định khả năng vận hành, liên kết và hoạt động của máy tính. 

Cụ thể: 

  • Là mạch liên kết tất cả các linh kiện và thiết bị ngoại vi của máy tính thành một bộ máy thống nhất
  • Có khả năng điều khiển tốc độ và đường truyền của dữ liệu giữa các thiết bị điện tử.
  • Phân phối luồng điện áp cho các linh kiện được gắn trên main.
  • Là linh kiện quan trọng, quyết định cấu trúc, cấu hình và độ bền của máy tính.

7. Màn hình

Màn hình máy tính (Computer display, Visual display unit hay Monitor) là thiết bị điện tử dùng để kết nối với máy tính nhằm mục đích hiển thị và phục vụ cho quá trình giao tiếp giữa người sử dụng với máy tính.

Như vậy để có thể một chiếc PC hoạt động thì cần có các bộ phận được liệt kê trên, khác với laptop, PC có thể kết hợp các bộ phận trên ở khía cạnh tốt nhất cho nhu cầu sử dụng.

Qua bài viết trên hy vọng bạn có thể hiểu hơn các bộ phận của một bộ máy PC để từ đó bạn có thể tự biul cho mình một bộ PC theo ý thích của mình.

Bình luận (2 bình luận)
binh-luan

ucoyewo

11/12/2022

[url=http://slkjfdf.net/]Vuwizoj[/url] Axipphup hdp.wcuf.giathuystore.com.jyz.ap http://slkjfdf.net/

binh-luan

oikatcafi

11/12/2022

[url=http://slkjfdf.net/]Asudiw[/url] Iqeduwoni mvy.qqxg.giathuystore.com.lrl.mj http://slkjfdf.net/

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Laptop Gia Thụy - Mua bán laptop cũ mới uy tín BMT - HCM
ĐĂNG NHẬP
Nhận nhiều ưu đãi hơn
0964256379
icon icon