Tản nhiệt, một khái niệm không còn quá xa lạ với người sử dụng laptop hay pc. Vì trong quá trình vận hành máy tính thì không thể nào tránh được lượng nhiệt mà các bộ phận tạo ra. Chính vì thế mà nhà sản xuất tạo ra hệ thống tản nhiệt, một bộ phận không thể thiếu của chiếc máy tính bạn đang sử dụng. Vậy tản nhiệt là gì? Và có bao nhiêu loại tản nhiệt?
1.Tản nhiệt là gì?
Nói nôm na dễ hiểu thì đây là một hệ thống làm mát giúp giải tán lượng nhiệt toả ra từ các bộ phận của máy tính. Bởi trong quá trình sử dụng máy tính thì phần cứng (đặc biệt là CPU và VGA) là phần tỏa ra nhiệt lượng rất lớn. Chính vì thế mà các sản phẩm tản nhiệt được ra đời nhằm giảm thiểu lượng nhiệt đó, hấp thụ và tán nó vào môi trường trước khi linh kiện máy tính bị quá tải nhiệt. Chính vì vậy việc làm mát cho chiếc máy tính của bạn cũng là một trong những vấn đề cực kì quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sử dụng và độ hao mòn của các linh kiện có trong máy.
2. Có mấy loại tản nhiệt?
Hiện tại phổ biến trên thị trường thì có thể chia tản nhiệt ra làm 2 loại là tản nhiệt nước và tản nhiệt khí:
Tản nhiệt khí.
Tản nhiệt khí là hệ thống làm mát bằng khí được sử dụng rộng rãi trên thị trường hiện nay bởi giá thành rẻ, nhiều chủng loại từ trung cấp đến cao cấp đều có.
Về cơ bản, tản nhiệt có cơ chế hoạt động là sử dụng một bề mặt hút nhiệt, sau đó truyền nhiệt qua các ống dẫn, phân tán ra các lá tản và được quạt đẩy luồng khí nóng này ra ngoài.
Tản nhiệt nước.
Tản nhiệt nước là hệ thống làm mát bằng chất lỏng được phát triển sau tản nhiệt khí nhằm đáp ứng các bộ máy khủng mà một chiếc tản khí khó lòng cân nổi.
Về nguyên tắt hoạt động thì nó có hơi phức tạp. Dung dịch làm mát (dung dịch tản nhiệt) sẽ chạy tuần hoàn nhờ các ống dẫn đi qua các bộ phận của hệ thống tản nhiệt. Nhiệt lượng từ linh kiện sẽ được truyền vào keo tản nhiệt, sau đó qua Water block, rồi truyền tiếp qua chất lỏng tản nhiệt. Theo các ống dẫn, nhiệt lượng này cùng với chất lỏng tản nhiệt sẽ đi qua bộ tản nhiệt chính là két nước và tiếp tục được làm mát nhờ quạt rồi mới quay trở lại về vị trí của Water block để tiếp tục vòng tuần hoàn khép kín.